Rụng tóc – Những điều cần phải biết
Phụ nữ trên toàn thế giới đều có một nỗi phiền muộn chung mang tên rụng tóc. Tình trạng tóc yếu dần dẫn đến gãy rụng nhiều, khô, gãy, chẻ ngọn, khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp, tâm lý cũng như cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt với các chị em trong độ tuổi từ 35 - 45 mà tóc lại rụng “như lá mùa thu” thì nỗi lo càng tăng hơn gấp nhiều lần.
Những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc
Tóc cũng giống như một cơ quan bình thường bởi vậy việc phát triển, già cỗi rồi rụng là hết sức bình thường, trung bình mỗi ngày chúng ta rụng khoảng 40 – 100 sợi tóc mỗi ngày. Điều này phụ thuộc vào tóc bạn nhiều hay ít, tuổi của bạn và vòng đời sinh trưởng của tóc.
Tuy nhiên, nếu tóc bị rụng nhiều hơn bình thường cùng với các dấu hiệu dưới đây, rất có thể bạn đang vướng phải tình trạng rụng tóc:
- Tóc rụng nhiều khi bạn gội đầu
- Tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày
- Tóc rụng khi bạn đưa tay vuốt nhẹ
- Tóc rụng nhiều khi ướt và khô
- Ngủ dậy thấy tóc rụng nhiều
- Tóc thưa thớt, có thể thấy rõ da đầu (nữ).
- Tóc rụng từng mảng, gây hói nhẹ (nam).
Rụng tóc khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp
Thủ phạm gây nên tình trạng rụng tóc
Mỗi sợi tóc đều tăng trưởng từ nang tóc, khi nang tóc bị xơ cứng và co rút lại, tóc sẽ yếu dẫn đến gãy rụng. Tình trạng này kéo rất dễ khiến các nang tóc trở nên thoái hóa, tóc mới không thể mọc lại được trên các nang tóc xơ cứng này dẫn đến hiện tượng rụng tóc vĩnh viễn.
Bởi vậy, điều trị kịp thời ngay khi thấy dấu hiệu tóc rụng không chỉ giúp làm tóc ngưng rụng mà còn giúp lớp tóc mới mọc ra khỏe mạnh hơn. Nhưng trước hết bạn cần xác định được rõ nguyên nhân khiến tóc bị rụng nhiều để có thể tìm ra đúng hướng khắc phục:
Di truyền: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng rụng tóc. Nếu trong gia đình có di truyền về hói đầu hay có mái tóc mỏng thì rất có thể bạn cũng gặp rắc rối với tình trạng này.
Với những trường hợp bị rụng tóc nhiều do di truyền bạn không cần phải điều trị bằng bất kì loại thuốc nào, chỉ cần chọn kiểu tóc phù hợp là được.
Mất cân bằng nội tiết: sự thay đổi các kích thích tố cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc, đặc biệt là khi hormone androgen tăng lên đáng kể. Những phụ nữ vừa trải qua quá trình thai kì hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh rất dễ vướng phải tình trạng này.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: mái tóc khỏe mạnh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn dưỡng chất mà bạn bổ sung hàng ngày, bởi vậy khi cơ thể bạn suy yếu, thiếu hụt dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với việc làm cho mái tóc yếu dần theo. Đặc biệt, khi không được cung cấp đầy đủ các khoáng chất như: sắt và vitamin B,.. tóc sẽ còi cọc, chẻ gọn và bị gãy rụng.
Các bệnh về da: đây cũng là một lí do khiến chi tóc rụng nhiều. Các bệnh về da như nấm, lang ben,… rất dễ khiến các nang tóc bị chặn và gây khó khăn cho tóc mọc ra, dẫn đến hói hoặc làm rụng tóc.
Các bệnh tự miễn: Khi cơ thể bạn mắc các bệnh tự miễn thì hệ miễn dịch hoạt động cũng giảm xuống. Điều này làm cho cơ thể bạn dễ mắc bệnh và đi kèm mái tóc yếu, dễ gãy và làm rụng tóc.
Các loại hóa chất: các loại thuốc hóa chất để uốn, ép, nhuộm,… hay các loại dầu gội có chất tẩy rửa mạnh cũng là thủ phạm khiến cho tóc của bạn bị ổn thương, trở nên xơ yếu, dễ chẻ gọn và gãy rụng.
Ngoài ra, những tác động do cơ thể mỏi mêt, căng thẳng hay các thói quen xấu khi chăm sóc tóc như: chải đầu khi tóc ướt, dùng máy sấy ở nhiệt độ cao,… cũng khiến cho tóc bị tổn thương, rụng nhiều.
Làm sao để trị dứt điểm tình trạng rụng tóc?
Một mái tóc khỏe không chỉ khiến bạn trong rạng rỡ hơn mà nó còn là một chiếc gương phản ánh tình trạng sức khỏe toàn cơ thể bạn. Bởi vậy khi vướng phải tình trạng tóc rụng nhiều bạn nên có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe.
Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp đẩy lùi những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc:
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến mái tóc của bạn, một thực đơn với sự góp mặt của đa dạng các loại vitamin, khoáng chất sẽ mang đến những điểm cộng tuyệt vời cho mái tóc. Việc thiếu thốn chất dinh dưỡng càng khiến tóc dễ bị rụng, xơ rối và chẻ ngọn. Nếu bạn đang là “nạn nhân” của tình trạng rụng tóc thì đừng quên bổ sung đa dạng các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng gà, đồ ăn hải sản….
Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng tóc như mặt nạ dầu dừa, dầu oliu…để giúp tăng cường vitamin B5, B6 và B8 sẽ giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc trở lại hơn. Các mẹ cũng có thể ủ tóc với loại nước dưỡng này hàng ngày để cho nước dưỡng ngấm sau vào da đầu và chân tóc giúp tóc tăng độ đàn hồi, mượt mà và khỏe hơn.
Cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, giảm căng thẳng, stress vận động nhẹ nhàng để có giấc ngủ sâu và đủ giấc. Đây cũng là một cách cải thiện tình trạng rụng tóc sau sinh hiệu quả.
Tạm biệt những thói quen xấu: việc hạn chế các tác động uốn, duỗi, nhuộm...tóc để tránh việc hóa chất làm hư tổn tóc. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến quá trình chăm sóc tóc: cần cung cấp đủ độ ẩm, dưỡng chất cần thiết cho tóc,… đồng thời tuyệt đối nói không với việc sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao, cột tóc quá chặt,… để ngăn chặn những tổn thương có thể xảy đến cho tóc.
- TAGS:
- rụng tóc
- Tóc chẻ ngọn phải làm sao?
- Nguyên nhân và cách điều trị tóc mọc thưa ở đỉnh đầu
- 10 bài thuốc Đông y chữa bệnh rụng tóc hiệu quả và an toàn ngay tại nhà
- Những nguy hại từ việc rụng tóc có thể bạn chưa biết
- Bị hói đầu phải làm sao? Phương pháp nào trị hói hiệu quả?
- Cách nhận biết dấu hiệu hói đầu không phải ai cũng biết?