Phân biệt rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Thứ 2, Ngày 04.05.2020

Tóc rụng là hiện tượng thường ngày mà mỗi chúng ta đều gặp phải. Tóc rụng do 2 nguyên nhân chính là rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý.

Vì vậy, bạn cần phân biệt được 2 kiểu rụng tóc này để có thể tìm ra các hướng điều trị kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thấm mỹ.

Vì sao tóc lại rụng

Vì sao lại rụng tóc?

Rụng tóc sinh lý là gì?

Tóc chúng ta rụng do vòng đời thông thường của tóc là hiện tượng rụng tóc sinh lý. Tóc mọc lên, phát triển dài rồi rụng là hiện tượng hết sức bình thường. Chu kỳ của tóc thường kéo dài từ 3-4 tháng. Các sợi tóc mới lại mọc lên và thay thế cho những sợi đã rụng trước đó.

Vào các thời điểm giao mùa như từ cuối thu sang đông, tóc rụng nhiều hơn bình thường cũng không đáng lo ngại bởi đây là sự tác động của thời tiết làm ảnh hưởng đến chu kỳ của tóc. Các chất dinh dưỡng nuôi tóc bị kém đi khiến chu kỳ ngắn hơn và bị rụng.

Theo như nghiên cứu, với rụng tóc sinh lý thì chu kỳ tóc rụng trong khoảng 30-70 sợi, một số trường hợp nhiều hơn là 100 sợi. Đây là dấu hiệu bình thường nên chúng ta không cần lo ngại.

Thế nào là rụng tóc bệnh lý

Tóc rụng do các nguyên nhân như căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, hormone biến đổi, thay đổi nội tiết ở các mẹ bầu, nấm da đầu, thiếu chất protein, suy giảm tuyến giáp,...được gọi là rụng tóc bệnh lý.

Bên cạnh đó các căn bệnh như sốt xuất huyết, viêm phế quản, sốt virut, viêm phổi kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến rụng nhiều tóc.

Tuy nhiên các nguyên nhân này khiến tóc rụng sau 1-2 tháng chứ không xảy ra ngay.

Ngoài ra, khi chúng ta mắc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư phải tiến hành xạ trị, hay giang mai, lupus ban đỏ,.. cũng là nguyên nhân chính gây rụng tóc. Mọi nguyên nhân rụng tóc về bệnh lý cần được cải thiện sớm để đảm bảo sức khỏe.

Rụng tóc bệnh lý có các triệu chứng sau:

  • Rụng trên 100 sợi một ngày và kéo dài liên tục khi bạn chải đầu, vuốt tóc, gội đầu, thậm chí là để nguyên.

  • Tóc rụng ra thì nhiều nhưng mọc lại thì ít, mái tóc ngày càng thưa.

  • Tóc rụng theo mảng, để lộ vùng da đầu.

Tóc rụng thành từng mảng

Tóc rụng theo mảng lộ da đầu

  • Tóc con mọc lên mảnh, xoăn và yếu do thiếu dưỡng chất nuôi tóc.

  • Các hiện tượng đi kèm rụng tóc như ngứa ngáy, bong tróc da đầu, nấm trắng theo mảng lớn, nổi các ban hồng.

Phân biệt giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Để kiểm tra xem đây là tóc rụng theo chu kỳ bình thường của tóc hay bạn đã mắc bệnh thì bạn cần xác định số tóc rụng theo ngày. Nhặt toàn bộ số tóc rụng trong nhà như trên quần áo, giường ngủ, chăn gối, lược chải tóc, nhà vệ sinh,... và cho vào túi nilon, đánh số ngày lên mỗi túi.

Sau 28 ngay theo dõi, tính trung bình số lượng tóc rung ra mỗi ngày, nếu thấy lớn hơn 100 sợi thì đây là rụng tóc bệnh lý. Hoặc bạn có thể đưa tay luồn vào tóc, kéo ra và thấy rụng trên 6 sợi mỗi lần thì cũng cần điều trị về bệnh lý.

Các bệnh lý này không gây huy hiểm đến tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và khiến tóc rụng làm mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, các bạn không nên chủ quan mà cần kiểm tra nguyên nhân và tìm giải pháp phù hợp.

Giảm rụng tóc như thế nào?

Để hạn chế lượng tóc rụng, chúng ta cần có nhiều phương pháp kết hợp, đặc biệt là chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bổ sung protein từ các loại thịt đỏ, lòng trắng trứng đồng thời uống thêm thuốc bổ sung vitamin C để hấp thụ chất tốt hơn.

Bên cạnh đó, nên uống thật nhiều nước vì nước chiếm 15-50% trọng lượng tóc. Hạn chế dùng các dầu gội có nhiều hóa chất, ưu tiên dùng các loại thảo dược như bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu,..để tóc thêm mềm mượt và kích thích mọc tóc.

Gội đầu bằng thảo dược trị rụng tóc

Gội đầu bằng thảo dược hạn chế rụng tóc

Trong quá trình gội đầu bạn không nên dùng móng tay cào gãi mà massage da đầu nhẹ nhàng, vừa giúp loại bỏ bụi bẩn, vừa lưu thông khí huyết. Hạn chế gội đầu bằng nước nóng, nên gội đầu bằng nước lạnh hoặc hơi ấm, gội xong bạn nên dùng một chiếc khăn bông lau khô tóc và sấy tóc ở chế độ gió.

Đặc biệt, nếu mắc bệnh lý về tóc thì nên đến các cơ sở uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và trị dứt điểm tình trạng này.

Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn phân biệt được rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý. Hy vọng, với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và chữa được bệnh rụng tóc của mình. Chúc bạn sớm có được mái tóc chắc khỏe và mềm mại.

Có 0 bình luận
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Mã bảo vệ