Bạn đã hiểu rõ về công nghệ cấy tóc?

Thứ 3, Ngày 25.08.2015

Hiệu quả trị rụng tóc và kích thích mọc tóc từ phương pháp cấy tóc chắc hẳn không còn xa lạ. Tuy nhiên, những tác động đi liền sau đó thì không hẳn ai cũng rõ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những băn khoăn về công nghệ này.

Nhiều người đang muốn tìm hiểu về phương pháp cấy tóc nhưng chưa hiểu rõ hết về cấy tóc như thế nào. Hôm nay chúng tôi có những câu hỏi thường gặp về cấy tóc giúp bạn hiểu hơn về phương pháp trị rụng tóc bằng cấy tóc.

Những câu hỏi thường gặp về trị rụng tóc bằng phương pháp cấy tóc

1. Cấy tóc khác gì so với các phương pháp trị rụng tóc khác?

Thông thường để ngăn ngừa rụng tóc chúng ta thường sử dụng các mẹo dân gian, các sản phẩm chống rụng tóc hay các thảo dược,… để tác động ngăn ngừa rụng tóc hoặc nuôi dưỡng tóc để chúng phục hồi. Với phương pháp cấy tóc, người bệnh sẽ sử dụng chính tóc của mình ở những vùng da đầu khỏe mạnh để cấy sang những khu vực bị rụng tóc.

2. Ai có thể cấy tóc?

Bất cứ đối tượng nào gặp phải tình trạng rụng tóc, hói đầu, tóc thưa mỏng đều có tể sử dụng công nghệ này để gia tăng dân số cho mái tóc. Tuy nhiên, cũng cần căn cứ vào số lượng tóc, chất lượng da đầu để có thể quyết định có thể sử dụng được biện pháp này.

3. Việc cấy tóc được thực hiện như thế nào?

Quy trình cấy tóc được tiến hành qua ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cấy tóc.

Trước khi tiến hành cấy tóc, bác sỹ sẽ tiến hành đánh giá tổng quát về thể trạng và xác đonh mật độ tóc nơi vùng lấy tóc để cấy.

bạn đã hiểu công nghệ cấy tóc chưa'

Hiệu quả của phương pháp cấy tóc phụ thuốc rất nhiều vào độ khéo léo của bác sỹ

Sau đó, bác sỹ sẽ tiến hành cấy tóc. Công đoạn này được thực hienj trọng khoảng từ 5 – 8 giờ tùy thuộc vào số lượng nang tóc được cấy nhiều hay ít. Các bác sỹ sẽ tiến hành cắt miith mảng da chứa các nang tóc còn sống rồi chia nhỏ nó dưới kính hiển vi thành từng đơn vị nang rồi cấy chúng vào những lỗ nhỏ trên vùng da bị rụng tóc đã được bác sỹ chuẩn bị sẵn.

Trong suốt quá trình này người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê.

Sau khi tiến hành cấy ghép xong, người bệnh sẽ được sử dụng kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng, steroid nhằm tránh sưng tấy, kem bôi trực tiếp lên vết thương phía sau đầu, dầu gội nhẹ tẩm thuốc và dầu dưỡng tóc đồng thời thực hiện một quy trình chăm sóc hậu phẫu nghiêm ngặt sau đó để bảo vệ vùng tóc cấy không bị tổn hại cho đến khi vết thương lành hẳn.

4. Hiệu quả của phương pháp cấy tóc ra sao?

Bạn có thể cảm nhận hiệu quả từ phương pháp này rất rõ rệt, chỉ khoảng từ 3 – 4 tuần sau khi cấy tóc, tóc sẽ mọc dần ở các vùng da đầu bị rụng tóc.Phương pháp cấy tóc sử dụng nang tóc khỏe mạnh của chính khách hàng để cấy ghép vào vùng da đầu bị hói, bị rụng nhiều nhờ vậy mà giúp kích thích tóc mọc trở lại một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp vùng da cấy tóc bị sưng tấy, tổn thương khiến các nang tóc không thể phát triển, hoặc tóc mọc rồi lại rụng đi nhanh chóng.

5. Cấy tóc có gây ảnh hưởng tới sức khỏe hay không?

cấy tóc có thể gây nhiễm trùng và để lại sẹo trên đầu

Những rủi ro trong quá trình cấy tóc có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo trên da đầu

Về bản chất cấy tóc là một hình thức phẫu thuật và nguy cơ nhiểm trùng, đau đớn và phản ứng dị ứng sau hậu phẫu là điều có thể xảy ra. Việc này cũng có thể khiến bạn có thể đối mặt với nguy cơ có sẹo trên da đầu hoặc khiến tổn thương thần kinh, mô chết dọc theo vùng da bị lấy đi.

6. Có thể cấy tóc ở những cơ sở nào?

Khác với các biện pháp trị rụng tóc được thực hiện tại nhà, để có thể sử dụng phương pháp cấy tóc, bạn phải tới các cơ sở chuyên khoa.Việc cấy tóc cần những máy móc hiện đại, và yêu cầu các bác sỹ có chuyên môn tốt bởi vậy bạn cần tham khảo kĩ lưỡng trước khi quyết định sử dụng dịch vụ nào.

Mặc dù có những ưu điểm vượt trội hơn so với các phương pháp trị rụng tóc thông thường, tuy nhiên những mặt trái của nó cũng khiến bạn cần cân nhắc trước khi quyết định điều trị rụng tóc bằng phương pháp này.

Có 0 bình luận
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Mã bảo vệ