Rụng tóc do thuốc điều trị bệnh, phải làm sao?

Thứ 2, Ngày 13.07.2015

Khả năng chữa và phòng chống bệnh tật của các loại thuốc là điều chúng ta không thể phủ nhận, tuy nhiên ảnh hưởng của nó có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn mà điển hình là tình trạng rụng tóc.

Vì sao thuốc điều trị là nguyên nhân gây rụng tóc?

Ngoài khả năng công phạt vào những nguyên nhân gây bệnh thì các loại thuốc điều trị còn trực tiếp can thiệp vào chu kì tăng trưởng bình thường của tóc. Thông thường một sợi tóc sẽ trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn lão hóa. Những nghiên cứu thực tế cho thấy, đa số tác dụng phụ của các loại thuốc gây tác động vào giai đoạn trưởng thành và lão hóa, hiện tượng rụng tóc sẽ xuất hiện sau khi dùng thuốc từ 2 đến 4 tháng.

Thuốc sẽ làm cho nang tóc mau kết thúc giai đoạn trưởng thành khiến tóc rụng dễ dàng và nhanh chóng, mỗi ngày có thể mất đi từ 100 đến 150 sợi.

Ngoài ra, một số loại thuốc lại gây nên tác động tới giai đoạn tăng trưởng của tóc, ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào matrix có nhiệm vụ tạo ra tóc mới. Dạng thuốc này gây rụng tóc sau khi dùng vài ngày cho đến vài tuần, thường xảy ra đối với những bệnh nhân đang được hóa trị liệu (chemotherapy). Ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể mất toàn bộ tóc, lông mi, lông mày và lông trên cơ thể.

Mức độ nghiêm trọng của sự rụng tóc do thuốc phụ thuộc vào dạng thuốc, liều lượng thuốc cũng như mức độ nhạy cảm của bệnh nhân đối với thuốc.

các loại thuốc điều trị bệnh ảnh hưởng đến tóc

Các loại thuốc điều trị bệnh can thiệp trực tiếp vào chu kì sinh trưởng của tóc

Một số loại thuốc gây rụng tóc

Các thuốc chống đông: hiện tượng rụng tóc được ghi nhận ở gần một nữa số bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc chống đông như như: heparin và các dẫn xuất coumarin.

Các thuốc chống ung thư: Rụng tóc là tác dụng phụ trên da thường gặp nhất của các thuốc chống ung thư. Mức độ rụng phụ thuộc vào liều lượng cũng như phác đồ điều trị của từng bệnh nhân. Thông thường, tình trạng rụng tóc bắt đầu xuất hiện sau đợt hóa trị liệu thứ nhất hoặc thứ hai, tức là khoảng 4 - 8 tuần sau điều trị. Tóc thường mọc lại rất nhanh sau khi ngưng điều trị nhưng hình dạng và màu sắc của tóc có thể thay đổi.

Các thuốc diệt virus: các loại thuốc diệt virus có chưa indinavir có thể gây tình trạng rụng tóc ở khoảng 10% số bệnh nhân dùng thuốc, ngoài ra, lông ở chân, vai, ngực, nách và mu cũng thường bị rụng. Ngoài ra, dùng phối hợp giữa lopinavir với ritonavir cũng có thể gây rụng tóc trong một số trường hợp.

Thuốc tránh thai: Ngưng dùng đột ngột các thuốc tránh thai chứa estrogen thường gây rụng tóc vì estrogen làm kéo dài giai đoạn phát triển của tóc và đồng bộ hóa chu kỳ phát triển của tóc.

Các thuốc ức chế miễn dịch: người ta đã ghi nhận khoảng 28% các trường hợp dùng thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus gây rụng tóc.  Biến chứng này cũng được ghi nhận sau điều trị với một số thuốc ức chế miễn dịch khác như mycophenolate mofetil và leflunomide.

Interferon: hiện tượng rụng tóc được ghi nhận ở gần một nữa số bệnh nhân dùng interferon, tác dụng của các loại thuốc này còn có thể dẫn tới sự thay đổi hình dạng và màu sắc của tóc.

Các thuốc tâm thần kinh: những nghiên cứu khia học đã chỉ ra rằng, ảnh hưởng của các loại thuốc trong điều trị các bệnh tâm thần kinh có thể gây nên tình trạng rụng tóc, điển hình như: lithium gây rụng tóc ở gần 20% trường hợp dùng thuốc kéo dài do thuốc gây suy tuyến giáp. Valproic acid cũng có thể gây rụng tóc ở khoảng 12% số người dùng thuốc. Fluoxetine - thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin cũng có thể gây rụng tóc và thường xảy ra sau khi bắt đầu dùng thuốc một vài tháng. 

Vitamin A và các dẫn xuất retinoid: việc bạn sử dụng các loại thuốc có lượng vitamin A quá lớn có thể gây rụng tóc, đặc biệt khi được bổ sung kèm với vitamin E có thể làm tăng độc tính của vitamin A, khiến tình trạng rụng tóc có thể trầm trọng hơn. Các dẫn xuất của vitamin A như acitretin và isotretinoin cũng có thể gây rụng tóc ở một tỷ lệ khá lớn số người dùng thuốc tùy thuộc vào liều dùng và cơ địa của mỗi người.

Ngoài ra, khoa học cũng đã ghi nhận một số loại thuốc có thể gây rụng tóc ở một tỷ lệ nhỏ số người dùng thuốc như: thuốc levodopa trong điều trị bệnh Parkinson, tamoxifen trong điều trị ung thư vú…

Phải làm sao khi bỗng dưng rụng tóc?

Việc sử dụng các loại thuốc trong điều trị bệnh là cần thiết bởi vậy dù có gặp phải tình trạng rụng tóc bạn cũng không thể ngưng dùng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện, tóc bạn sẽ mọc trở lại khi quá trình điều trị kết thúc.

Cách tốt nhất để bảo vệ mái tóc trong thời gian điều trị, giảm thiểu lượng gãy rụng là hãy thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, thư giãn đồng thời loại bỏ những thói quen xấu có thể gây ra những tổn thương cho tóc.

Bên cạnh đó, để có thể giảm thiểu được lượng tóc rụng trong thời gian điều trị bệnh, bạn nên kết thân với sản phẩm giúp ngăn ngừa gãy rụng và kích thích mọc tóc được chiết  xuất từ các thảo dược tự nhiên như Green hair của công ty Dược Hoa Sen.

Có 0 bình luận
Nội dung (*): (vui lòng viết tiếng việt có dấu)

  Mã bảo vệ